Du học
Du học các nước
Hội thảo du học
Visa Sinh Viên Thụy Sĩ Cần Những Gì? Hướng Dẫn Xin Visa Từ Việt Nam Theo Cục Di trú Liên bang Thụy Sĩ (SEM)
Thụy Sĩ được mệnh danh là “Trái tim của Châu Âu” không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục, nền kinh tế thịnh vượng và hệ thống chính trị trung lập, mà còn được công nhận rộng rãi là một trong những quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới. Với mô hình đào tạo gắn liền thực tiễn, môi trường học thuật đa văn hóa và chính sách cởi mở đối với sinh viên quốc tế, Thụy Sĩ đang ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn phát triển sự nghiệp trong môi trường toàn cầu.
Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2023 (Global Innovation Index), Thụy Sĩ tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về đổi mới sáng tạo toàn cầu, đây là minh chứng cho sự đầu tư bài bản vào nghiên cứu, giáo dục và phát triển bền vững (WIPO, 2023). Ngoài ra, quốc gia này cũng nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ sinh viên quốc tế cao nhất châu Âu, với hơn 25% sinh viên đại học đến từ nước ngoài (Swiss Federal Statistical Office, 2022).
Để đặt chân đến Thụy Sĩ và theo đuổi hành trình học tập tại đây, bước đầu tiên không thể thiếu chính của du học sinh chính là xin visa du học hay cụ thể hơn là Visa D (visa quốc gia dành cho lưu trú dài hạn). Trong bài viết dưới đây, Rex Edu sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết, chính xác và cập nhật nhất về quy trình xin visa du học Thụy Sĩ dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam, dựa trên thông tin chính thức từ State Secretariat for Migration (SEM) và các cơ quan chính phủ Thụy Sĩ.
1. Các loại visa dành cho mục đích học tập tại Thụy Sỹ
Theo quy định từ Cục Di trú Liên bang Thụy Sĩ (State Secretariat for Migration - SEM) và Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, sinh viên quốc tế muốn theo học tại Thụy Sĩ phải xin visa phù hợp với thời gian lưu trú và loại hình khóa học. Có hai loại visa phổ biến cho mục đích giáo dục:
Visa C - Thị thực ngắn hạn (Short - stay visa)
Visa C áp dụng cho những chương trình học kéo dài dưới 90 ngày, thường bao gồm các khóa học hè, chương trình đào tạo kỹ năng ngắn hạn, các hội thảo chuyên ngành hoặc học kỳ trao đổi ngắn. Dù là visa ngắn hạn, nhưng đương đơn vẫn cần chứng minh rõ ràng về mục đích học tập, năng lực tài chính, chỗ ở, và bảo hiểm y tế trong suốt thời gian lưu trú.
Visa D - Thị thực dài hạn (Long-stay student visa)
Visa D là loại visa phổ biến nhất dành cho học sinh, sinh viên quốc tế đăng ký theo học chương trình chính quy dài hạn tại các cơ sở giáo dục tại Thụy Sĩ, chẳng hạn như dự bị đại học, cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Visa này cho phép lưu trú tại Thụy Sĩ trong thời gian trên 90 ngày và có thể gia hạn theo tiến độ học tập thực tế.
Sau khi đến Thụy Sỹ bằng visa D, sinh viên bắt buộc phải đăng ký cư trú và xin giấy phép cư trú (Residence Permit) tại Văn phòng di trú địa phương (Migration Office) thuộc bang (canton) nơi mình sinh sống, trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Giấy phép này thường có thời hạn 1 năm và có thể gia hạn mỗi năm căn cứ vào tiến độ học và khả năng tài chính của sinh viên.
2. Điều kiện xin visa sinh viên Thụy Sĩ, Yêu cầu bắt buộc theo hướng dẫn từ SEM
Để được cấp visa D với mục đích học tập, sinh viên Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu theo đúng yêu cầu từ chính phủ Thụy Sĩ. Việc nộp hồ sơ đầy đủ, rõ ràng và chính xác sẽ giúp tăng đáng kể khả năng được chấp thuận visa.
Dưới đây là các giấy tờ cơ bản và bắt buộc:
Thư mời nhập học chính thức (Letter Of Acceptance)
Thí sinh cần cung cấp thư chấp nhận học tập từ một cơ sở giáo dục được công nhận tại Thụy Sĩ. Thư mời cần ghi rõ tên khóa học, thời gian học, và thông tin liên hệ của trường. Đây là tài liệu quan trọng xác nhận mục đích học tập rõ ràng.
Hộ chiếu hợp lệ
Hộ chiếu của đương đơn phải còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày kết thúc khóa học, và phải có ít nhất 2 trang trống để dán visa.
Chứng minh tài chính
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của hồ sơ xin visa du học Thụy Sĩ là chứng minh năng lực tài chính đủ để trang trải toàn bộ học phí và sinh hoạt phí trong thời gian học. SEM quy định mức tối thiểu là CHF 21.000/năm (khoảng 17.000 USD)
Biên nhận học phí hoặc phí ghi danh
Sinh viên cần cung cấp bằng chứng đã thanh toán học phí (toàn phần hoặc một phần) hoặc lệ phí ghi danh học kỳ đầu tiên, có xác nhận từ trường tiếp nhận.
Ảnh thẻ tiêu chuẩn Schengen
4 tấm ảnh màu nền trắng, kích thước chuẩn 35mm x 45mm, chụp trong vòng 6 tháng gần nhất, theo quy định thị thực Schengen
Curriculum Vitae (CV) & Thư động lực (Motivation Letter)
- CV: nêu rõ quá trình học tập, hoạt động ngoại khóa và kinh nghiệm (nếu có).
- Motivation Letter: trình bày mục tiêu học tập, lý do chọn Thụy Sỹ và trường đã đăng ký, kế hoạch học tập và định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp. SEM đánh giá rất cao yếu tố này nhằm xác minh động cơ học tập và cam kết quay về của sinh viên.
Chứng chỉ ngoại ngữ
Dù không bắt buộc trong mọi trường hợp, nhưng việc nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (như IELTS 5.5+, TOEFL iBT 60+) hoặc tiếng Đức/Pháp (nếu chương trình dạy bằng ngôn ngữ tương ứng) sẽ giúp hồ sơ thuyết phục hơn, nhất là đối với visa D dài hạn.
Bảo hiểm y tế quốc tế
Du học sinh bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế toàn diện, bao gồm bệnh tật và tai nạn trong suốt thời gian lưu trú tại Thụy Sỹ. Bảo hiểm phải có hiệu lực từ ngày nhập cảnh.
Hồ sơ bổ sung (nếu dưới 18 tuổi)
Trường hợp học sinh chưa đủ 18 tuổi, hồ sơ cần bổ sung:
- Giấy khai sinh (dịch công chứng tiếng Anh/Pháp/Đức).
- Đơn đồng ý cho đi học ở nước ngoài từ cả cha và mẹ.
- Giấy ủy quyền nếu học sinh được đi cùng người giám hộ khác.
3. Tỷ lệ thành công và những lưu ý quan trọng khi nộp hồ sơ xin visa du học Thụy Sỹ
Thụy Sĩ là một trong những quốc gia có chính sách mở cửa tích cực đối với sinh viên quốc tế. Theo thống kê từ trang thông tin di trú chuyên biệt, tỷ lệ thành công của visa D dành cho sinh viên quốc tế tại Thụy Sỹ đạt khoảng 99%, đặc biệt với những hồ sơ đầy đủ và minh bạch. Bên cạnh đó, báo cáo từ Education.com (2024) cũng ghi nhận rằng hơn 90% hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được chấp thuận cấp thị thực nhập cảnh dài hạn.
Tuy vậy, vẫn có một tỷ lệ từ chối dao động từ 7–10%, phần lớn rơi vào các trường hợp sau:
- Hồ sơ thiếu hoặc sai lệch thông tin, thiếu tính thống nhất giữa các giấy tờ.
- Tài chính không rõ ràng: ví dụ như sao kê quá cũ, số dư không đủ tiêu chuẩn
- Mục đích học tập thiếu thuyết phục hoặc thiếu cam kết quay về nước sau khi hoàn thành khóa học.
- Hộ chiếu sắp hết hạn, hoặc thông tin trong hộ chiếu không khớp với hồ sơ đăng ký học.
Việc chuẩn bị một bộ hồ sơ chỉn chu, được rà soát bởi tư vấn viên Rex Edu có chuyên môn, sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng đậu visa đặc biệt với những sinh viên lần đầu đi du học châu Âu.
4. Tiêu chí đánh giá hồ sơ & hướng dẫn chứng minh tài chính chi tiết
Khi xét duyệt visa du học, cơ quan di trú Thụy Sỹ không chỉ quan tâm đến giấy tờ hợp lệ mà còn đánh giá toàn diện dựa trên mục tiêu học tập, năng lực tài chính, tính minh bạch thông tin và kế hoạch cư trú rõ ràng. Dưới đây là các tiêu chí cốt lõi:
A. Năng lực tài chính
Đây là yếu tố bắt buộc và quan trọng nhất. Bạn cần chứng minh có ít nhất CHF 21.000 (khoảng 17.000 USD) trong tài khoản ngân hàng được SEM công nhận, đảm bảo đủ chi trả học phí, sinh hoạt và bảo hiểm y tế trong 1 năm đầu.
B. Bảo hiểm y tế bắt buộc
Sinh viên phải có bảo hiểm y tế quốc tế hợp lệ theo tiêu chuẩn Thụy Sỹ, bao gồm chi phí điều trị, tai nạn và các bệnh mãn tính. Đây là điều kiện không thể thiếu để được cấp giấy phép cư trú sau nhập cảnh.
Bảo hiểm nên có thời hạn hiệu lực từ ngày nhập cảnh đến hết thời gian học, hoặc ít nhất là trong 12 tháng đầu tiên.
C. Thư động lực (Motivation Letter)
Đây là phần giúp cơ quan di trú đánh giá mức độ nghiêm túc của bạn đối với việc học. Lá thư cần làm rõ:
- Vì sao bạn chọn ngành học này?
- Lý do lựa chọn Thụy Sỹ và trường bạn đăng ký.
- Kế hoạch phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
- Cam kết quay về Việt Nam nếu có (tránh hiểu nhầm về ý định định cư không chính thức).
D. Kế hoạch học tập (Study Plan)
Nên đính kèm một bản kế hoạch học tập cụ thể, liệt kê:
- Thời gian biểu khóa học (năm 1 – năm 3/4, nếu đại học).
- Các kỹ năng hoặc môn học chính.
- Dự kiến kế hoạch thực tập, học tiếp lên sau đại học (nếu có).
- Tầm nhìn nghề nghiệp gắn với chương trình học.
- Cơ quan di trú đánh giá rất cao khi ứng viên thể hiện rõ ràng định hướng tương lai.
5. Hậu visa: Những bước tiếp theo khi nhập cảnh Thụy Sỹ
Sau khi được cấp visa D và đến Thụy Sỹ, sinh viên cần thực hiện một số bước quan trọng để đảm bảo quyền lưu trú hợp pháp:
Đăng ký cư trú trong vòng 14 ngày
Theo luật Thụy Sỹ, sinh viên quốc tế phải đăng ký cư trú tại Văn phòng cư dân (Residents Registration Office) hoặc Văn phòng di trú bang (Migration Office) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Việc đăng ký sẽ giúp bạn được cấp giấy phép tạm trú B permit, cho phép học tập và sinh sống hợp pháp trong thời gian học.
Nhận giấy phép cư trú (B permit)
Giấy phép này thường có thời hạn 1 năm và có thể gia hạn mỗi năm một lần. Bạn sẽ cần cung cấp các giấy tờ như:
- Bằng chứng tiếp tục học tập (student status).
- Sao kê tài chính mới nhất.
- Bảo hiểm y tế vẫn còn hiệu lực.
Chuẩn bị các điều kiện cư trú
Ngay khi đến nơi, bạn nên:
- Ổn định chỗ ở (thuê nhà/ký túc xá).
- Mở tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ để tiện đóng học phí/sinh hoạt phí.
- Kích hoạt hoặc mua mới bảo hiểm y tế theo quy định bang (vì một số hãng tại Việt Nam không được công nhận tại Thụy Sỹ).
Quyền làm thêm của sinh viên
Tại Thụy Sĩ, quyền được làm thêm của sinh viên quốc tế phụ thuộc vào loại hình trường học:
Sinh viên theo học tại trường công lập được phép làm thêm tối đa 15 giờ/tuần trong thời gian học, và được làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Ngược lại, sinh viên theo học tại các trường tư thục (bao gồm nhiều trường đào tạo Hospitality danh tiếng) không được phép làm thêm trong thời gian học chính khóa. Việc vi phạm quy định này có thể dẫn đến hủy visa và trục xuất khỏi Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, điểm mạnh trong mô hình đào tạo tại Thụy Sĩ chính là tích hợp chương trình thực tập có hưởng lương. Hầu hết các trường đều yêu cầu sinh viên trải qua từ 6 đến 18 tháng thực tập tại doanh nghiệp như một phần không thể thiếu trong chương trình học. Thời gian thực tập này được xem là kinh nghiệm làm việc hợp pháp và không tính vào giới hạn thời gian làm thêm.
Mức lương thực tập trung bình dao động từ 2,200 – 2,400 CHF/tháng, đủ để trang trải phần lớn chi phí sinh hoạt cá nhân.
Lưu ý: Trong suốt kỳ thực tập, sinh viên vẫn cần duy trì tư cách lưu trú hợp pháp và báo cáo tình trạng học tập với nhà trường.
Gia hạn giấy phép B permit
Trước khi giấy phép B hết hạn (thường là tháng thứ 11), bạn cần nộp hồ sơ gia hạn, bao gồm:
- Thư xác nhận tiếp tục học từ trường.
- Sao kê tài khoản mới.
- Bảo hiểm y tế mới (nếu đã hết hạn).
Việc chuẩn bị hồ sơ visa sinh viên Thụy Sỹ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy trình và tuân thủ hướng dẫn từ SEM. Thụy Sỹ luôn chào đón sinh viên quốc tế với tỷ lệ visa cao (~90–97%), chỉ cần bạn cung cấp đầy đủ tài liệu, cam kết học tập nghiêm túc và có kế hoạch rõ ràng. Nếu cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu, đừng ngần ngại liên hệ Rex Edu để được hướng dẫn miễn phí lộ trình chuẩn từ hồ sơ đến nhập học Thụy Sỹ.
Vì sao nên chọn Rex Edu để đăng ký tư vấn du học ?
Với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học – Rex Education được thành lập với sứ mệnh trở thành cầu nối vững chắc cho các bạn học sinh trong quá trình hội nhập quốc tế. Rex Education còn là người bạn đồng hành cùng du học sinh trong suốt quá trình từ lúc tìm hiểu đến suốt quá trình học tập tại nước ngoài.
UY TÍN, TẬN TÂM
Bằng kinh nghiệm cùng sự tận tâm của những người làm giáo dục, Rex Education mong muốn được hỗ trợ tốt nhất cho các bậc phụ huynh và học sinh trong hành trình chinh phục ước mơ du học.
GIÀU KINH NGHIỆM
Rex Education hội tụ những chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn giáo dục, tin chắc sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh những sự lựa chọn và cơ hội học tập tốt nhất.
TỶ LỆ ĐẬU VISA CAO
Với kinh nghiệm hơn 10 năm cùng với sự nhiệt tình trong tư vấn và sự cẩn thận trong quá trình hướng dẫn cũng như chuẩn bị hồ sơ cho các bạn học sinh, khách hàng đến với Rex Education thường có tỷ lệ đâu visa trên 90%.
TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Rex Education luôn cam kết tư vấn miễn phí cho khách hàng và chỉ thu lệ phí ở các dịch vụ tượng trưng cho quá trình chuẩn bị hồ sơ xin visa ở một số quốc gia. Một số quốc gia khác chúng tôi không chỉ tư vấn miễn phí mà quá trình hỗ trợ xin visa cho quý khách hàng cũng hoàn toàn miễn phí.
CƠ HỘI HỌC BỔNG CAO
Đại diện tuyển sinh cho các tập đoàn giáo dục và nhiều trường tại các quốc gia, Rex Education mang đến cho người học nhiều học bổng từ các trường và công ty, sẽ giúp người học đạt được học bổng mức cao nhất với hồ sơ phù hợp của mình.
Thông tin liên hệ:
REX EDUCATION
Địa chỉ: Lầu 2 - 55 Hồ Hảo Hớn, Phường Cầu Ông Lãnh TP. Hồ Chí Minh.
HOTLINE: 0986 903 814
PHONE: 0283 99 77 434 - 0283 99 77 324
Zalo/Viber: 0986 903 814
Email: info@duhocrex.com
Website: http://duhocrex.com
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/DuhocRex
Youtube: DU HỌC REX EDU
Tiktok: Rex Education
Instagram: duhoccungrex
Ngày Đăng : 07/07/2025 - 12:00 AM
Du học khác
- LÝ DO CHỌN HỌC TẠI THÀNH PHỐ ADELAIDE?
- CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TẠI ÚC
- BÍ QUYẾT CHINH PHỤC CÁNH CỬA DU HỌC ÚC
- CÁC LỰA CHỌN HỌC TẬP KHÁC TẠI AUSTRALIA
- IRELAND - CƠ HỘI VIỆC LÀM, CƠ HỘI ĐỊNH CƯ
- GIỚI THIỆU VỀ AUSTRALIA
- LÀM VIỆC TRONG THỜI GIAN HỌC TẬP TẠI ÚC
- LỢI THẾ CỦA NỀN GIÁO DỤC IRELAND
- CUỘC SỐNG TẠI ÚC
- HỆ THỐNG GIÁO DỤC ÚC